LỜI CHÚA: Ga 5, 1-3a.5-16
Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, chờ cho nước động. Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: "Anh có muốn khỏi bệnh không?" Bệnh nhân đáp: "Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!" Đức Giê-su bảo: "Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!" Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.
Hôm đó lại là ngày sa-bát. Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: "Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!" Nhưng anh đáp: "Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: 'Anh hãy vác chõng mà đi!'" Họ hỏi anh: "Ai là người đã bảo anh: 'Vác chõng mà đi'?" Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: "Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!" Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh. Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.
SUY NIỆM
Chúng ta hãy cùng chú ý đến từ “đau ốm” mà trình thuật Gioan ghi chép lại khi nói về chứng bệnh của người đàn ông được Chúa Giêsu chữa lành hôm nay. “Đau ốm” là một từ nói chung về bệnh tật, hoặc tình trạng không đủ sức khỏe. Chúng ta không biết anh bị chứng bệnh cụ thể gì, nhưng chúng ta có thể thấy rõ “đau ốm” đã gây ra cho anh những hậu quả gì. Qua lời phân trần của anh, hẳn là anh đã bị liệt và anh cũng chẳng có người thân, bạn bè nào. Có lẽ cách di chuyển duy nhất của anh là dùng sức để lê lết từng chút một. Anh đã đau ốm suốt 38 năm, nên dù chỉ là “lết” thôi chắc cũng là một đòi hỏi rất lớn với anh. Anh không chỉ phải chịu dằn vặt về nỗi dau thể xác, mà còn cả về tinh thần trước sự thờ ơ lạnh lùng của bao người xung quanh suốt ngần ấy năm, và hẳn anh cũng đã phải chịu bao ánh mắt khinh chê, bao lời dè bỉu xa lánh.
Đến đây, dường như chúng ta có thể nhận ra “đau ốm” như một hình ảnh biểu trưng cho hậu quả của tội lỗi trong cuộc sống chúng ta. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta cũng đang làm cho chính mình mất khả năng đi lại bình thường, bị “bại liệt”. Tội lỗi chôn vùi cuộc sống của chúng ta và hậu quả rõ ràng nhất đó là chúng ta không thể đứng dậy và bước đi trên con đường của Chúa nữa. Đặc biệt là tội trọng khiến chúng ta không thể yêu và sống trong tự do đích thực. Tội lỗi khiến chúng ta rơi vào bẫy và không thể chăm sóc cho đời sống linh hồn của mình hay người khác. Chúng ta cần phải thấy được hậu quả của tội lỗi. Thậm chí tội nhẹ cũng che đi khả năng của chúng ta, tước đi năng lượng, và khiến chúng ta què quặt về mặt linh hồn.
Mong rằng bạn biết điều đó và nó không xa lạ với bạn. Nhưng điều mới mẻ bạn cần biết đó là trung thực thú nhận tội lỗi hiện tại của mình. Bạn phải thấy được chính mình trong câu chuyện đó. Đức Giê-su không chữa anh bại liệt chỉ vì để anh khỏi bệnh mà sống khỏe mạnh. Mà phần nào đó, Ngài chữa anh ta để nói với bạn rằng: Ngài trông thấy tình cảnh bại liệt khốn khổ vì tội lỗi của bạn. Ngài trông thấy bạn cần được chữa lành, Ngài nhìn vào bạn và bảo bạn hãy trỗi dậy mà đi. Bạn đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc chấp nhận cho Ngài chữa lành đời mình. Bạn cũng đừng thờ ơ mà chẳng nhận ra được rằng ngay cả tội nhỏ nhất cũng đè nặng lên bạn. Bạn hãy nhìn thẳng vào tội lỗi của mình, hãy để Đức Giê-su nhìn thấy tội lỗi của bạn và lắng nghe lời cứu rỗi của Ngài.
Hôm nay, hãy suy ngẫm về cuộc gặp gỡ đầy quyền năng giữa người bại liệt và Đức Giê-su. Đặt chính bản thân mình vào khung cảnh đó và biết rằng việc cứu chữa đó cũng dành cho bạn. Nếu bạn vẫn chưa làm điều đó vào Mùa Chay này, bạn hãy đến với tòa giải tội mà thú nhận để có thể nhận ra được Đức Giê-su đang cứu chữa bạn qua bí tích Hòa Giải. Xưng tội là đáp án cho sự tự do đang chờ đợi bạn, đặc biệt là khi được thực hiện cách trung thực và trọn vẹn.
Lạy Chúa, xin tha thứ mọi tội lỗi con. Con mong muốn thấy được tội lỗi con và thừa nhận hậu quả của những tội ấy. Con biết rằng Ngài luôn muốn giải thoát con khỏi những gánh nặng tội lỗi này trị tận căn nguyên tội lỗi. Lạy Chúa, xin ban cho con can đảm thú nhận tội lỗi con với Ngài, đặc biệt là qua bí tích Hòa Giải. Lạy Chúa Giê-su, con tín thác vào Ngài. Amen!
Nhóm Bạn Đường Linh Thao biên dịch.
------------------------------------
Patient Endurance
One man was there who had been ill for thirty-eight years. When Jesus saw him lying there and knew that he had been ill for a long time, he said to him, “Do you want to be well?” John 5:5–6
Only those who have been crippled for many years could understand what this man endured in life. He was crippled and unable to walk for thirty-eight years. The pool he was laying next to was believed to have the power of healing. Therefore, many who were sick and crippled would sit by the pool and try to be the first to enter it when the waters were stirred up. From time to time, that person was said to have received healing.
Jesus sees this man and clearly perceives his desire for healing after so many years. Most likely, his desire for healing was the dominant desire in his life. Without the ability to walk, he could not work and provide for himself. He would have had to rely upon begging and the generosity of others. Thinking about this man, his sufferings and his ongoing attempts for healing from this pool should move any heart to compassion. And since Jesus’ heart was one that was full of compassion, He was moved to offer this man not only the healing he so deeply desired but so much more.
One virtue in the heart of this man that would have especially moved Jesus to compassion is the virtue of patient endurance. This virtue is an ability to have hope in the midst of some ongoing and lengthy trial. It is also referred to as “longsuffering” or “longanimity.” Usually, when one faces a difficulty, the immediate reaction is to look for a way out. As time moves on and that difficulty is not removed, it’s easy to fall into discouragement and even despair. Patient endurance is the cure for this temptation. When one can patiently endure anything and everything they suffer in life, there is a spiritual strength within them that benefits them in numerous ways. Other little challenges are more easily endured. Hope is born within them to a powerful degree. Even joy comes with this virtue despite the ongoing struggle.
When Jesus saw this virtue alive in this man, He was moved to reach out and heal him. And the primary reason Jesus healed this man was not just to help him physically but so that the man would come to believe in Jesus and follow Him.
Reflect, today, upon this beautiful virtue of patient endurance. The trials of life should ideally be seen not in a negative way but as an invitation to patient endurance. Ponder the way you endure your own trials. Is it with deep and ongoing patience, hope and joy? Or is it with anger, bitterness and despair. Pray for the gift of this virtue and seek to imitate this crippled man.
My Lord of all hope, You endured so much in life and persevered through it all in perfect obedience to the will of the Father. Give me strength in the midst of the trials of life so that I can grow strong in the hope and the joy that comes with that strength. May I turn away from sin and turn to You in complete trust. Jesus, I trust in You.
Nguồn: https://catholic-daily-reflections.com/2023/03/20/patient-endurance-2/